Gần đây, việc tái phát dịch tay chân miệng ở trẻ em đang khiến cho các bậc phụ huynh hết sức lo lắng cho. Cha mẹ cần nắm được một số kiến thức về vấn đề bệnh tay chân miệng lây như thế nào, khi nào thì hết lây để phòng ngừa cho bé.
Bệnh tay chân miệng lây như thế nào? Triệu chứng của bệnh
Trẻ thường có biểu hiện lâm sàng khi bị tay chân miệng như sau:
- Sốt trên 37,5 độ
- Miệng có vết loét đỏ với đường kính từ 2-3mm ở niêm mạc miệng hoặc lưỡi
- Xuất hiện những vết mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và mông
Để giải đáp vấn đề bệnh tay chân miệng lây như thế nào, cha mẹ cần lưu ý để phòng ngừa cho con nhất là trong thời gian dịch bệnh đang có dấu hiệu bùng phát như sau:
- Nguồn bệnh xuất phát từ chính người bệnh, người bình thường mang virus trong dịch tiết từ mũi, yết hầu, họng, nước bọt hoặc dịch từ nốt mụn nước và phân của người bệnh
- Bệnh tay chân miệng lây như thế nào thường qua đường phân, miệng và tiếp xúc trực tiếp nhưng chủ yếu là qua tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, yết hầu, họng, nước bọt, mụn nước hay do tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của người bệnh trên đồ dùng sinh hoạt, đồ chơi, những đồ vật xung quanh,… Nhất là dễ lây truyền nhất khi trẻ có mầm bệnh bị thêm các bệnh về đường hô hấp, hắt hơi, nói chuyện cũng có thể phát tán virus.
- Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần
- Thời gian lây nhiễm bệnh có thể từ vài ngày trước khi bệnh bộc phát cho đến khi trẻ có dấu hiệu bị loét miệng, xuất hiện các vết mụn nước và dễ bị lây nhất trong tuần đầu tiên.
- Trẻ dưới 15 tuổi là đối tượng rất dễ bị lây nhiễm tay chân miệng nhất là dưới 5 tuổi thì tỷ lệ càng cao hơn.
Bệnh tay chân miệng khi nào hết lây?
Bệnh tay chân miệng khi nào hết lây cần phải trải qua đủ các giai đoạn, bước điều trị mới có thể đảm bảo không lây nhiễm mầm bệnh. Trong đó:
– Độ 1: Tiến hành điều trị ngoại trú và theo dõi tại các cơ sở y tế. Nếu trẻ vẫn đang bú ti mẹ thì cần duy trì, hạ sốt cho trẻ. Nếu trẻ có các dấu hiệu nặng hơn như khó thở, sốt cao, có giật, hôn mê,… thì cần cho trẻ tái khám ngay. Trường hợp có biến chứng về thần kinh, hô hấp, tim mạch hay nhà ở xa thì cần cho trẻ nhập viện để theo dõi.
– Độ 2: Tiến hành điều trị nội trú tại bệnh viện. Điều trị như ở độ 1, tiến hành cho trẻ thở oxy khi trẻ thở gấp, chống co giật, theo dõi nhịp mạch, huyết áp, mạch từ 4-6 giờ.
– Độ 3: Cũng xử lý tương tự như độ 2, giúp trẻ chống bị phù não, chống hạ đường huyết, điều chỉnh nếu có dấu hiệu bị rối loạn điện giải.
– Độ 4: Điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương với trình tự như ở độ 3. Điều trị biến chứng như phù não, suy hô hấp, chỉ định sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm.