Dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa có thể rất chung chung và khó phát hiện sớm. Vì vậy cha mẹ cần hết sức lưu ý nhất là với trẻ dưới 2 tháng tuổi. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não, mất thình giác.
1. Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa hay nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ thường do vi khuẩn gây ra với lượng chất lỏng được tích tụ sau màng nhĩ. Ai cũng có thể mắc phải nhưng đối tượng trẻ nhỏ thường mắc viêm tai giữa nhiều hơn. Đây là một trong những bệnh lý ở trẻ nhỏ khiến cha mẹ thường xuyên với đưa con đến gặp bác sĩ nhất.
2. Dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa mà cha mẹ cần lưu ý
Dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa được chia theo 3 mức độ của bệnh bao gồm:
– Viêm tai giữa cấp tính (AOM): đây là bệnh lý về nhiễm trùng tai phổ biến nhất. Khi bị viêm tai giữa cấp tính, trẻ thường bị sưng đau tai, thấy có chất lỏng mắc kẹt sau màng nhĩ. Những cơn đau xuất hiện thường xuyên và bé cũng có thể bị sốt.
– Viêm tai giữa có tràn dịch (OME): có thể xảy ra sau khi viêm tai giữa cấp tính khỏi nhưng vẫn còn chất lỏng bị lưu cữu lại sau màng nhĩ. Dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa có tràn dịch thường không có biểu hiện gì nổi bật. Chỉ khi được bác sĩ thăm khám và dùng các dụng cụ chuyên dụng kiểm tra mới có thể phát hiện được chất lỏng vẫn còn đọng sau màng nhĩ.
– Viêm tai giữa mãn tính (COME): xảy ra khi chất lỏng lưu cữu trong tai trông thời gian dài. Chứng viêm tai giữa cấp tính bị tái phát nhiều lần mặc dù không có dấu hiệu nhiễm trùng. Viêm tai giữa mãn tính khá nguy hiểm, nó khiến trẻ khó chống lại các đợt nhiễm trùng mới và làm suy giảm thính giác sau này.
Việc chia dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa ra làm các dạng khác nhau là để có hướng điều trị phù hợp. Mỗi dạng viêm tai giữa sẽ có giải pháp khắc phục riêng và không phải trường hợp nào cũng dùng kháng sinh để điều trị. Nhìn chung, những dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa mà cha mẹ cần lưu ý nhất là:
– Thấy trong tai trẻ có nhiều dịch chảy ra. Trẻ thường xuyên kêu đau tai, với trẻ quá nhỏ thì thường dùng tay đế kéo giật tai hay có những biểu hiện như khóc thường xuyên.
– Trẻ bỗng nhiên biếng ăn, khó ngủ, dịch trong tai chảy ra nhiều hơn nhưng con đau có thể giảm bớt do áp suất trong tai giữa giảm.
– Trẻ có phản ứng kém với âm thanh, thậm chí là không nghe thấy nếu âm thanh nhỏ
– Sử dụng loa của các thiết bị âm thanh với cường độ âm thanh to hơn, nói to hơn bình thường.
– Trẻ thường xuyên mất tập trung vì khó nghe
– Một số triệu chứng khác kèm theo như sốt cao, nôn mửa, hoa mắt, chóng mặt, ho, sổ mũi, ngạt mũi,…
3. Có thể ngăn ngừa viêm tai giữa ở trẻ bằng cách nào?
Hiện nay, đã có vắc xin ngừa các loại vi khuẩn phổ biến gây viêm nhiễm cho tai dành cho trẻ dưới 2 tuổi. Việc điều trị viêm tai giữa bằng kháng sinh được các bác sĩ kê đơn thận trọng hơn và luôn khuyến cáo bệnh nhân trước khi sử dụng để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc.
Ngoài ra, giải pháp mới là điều trị nhờ phẫu thuật laser cũng được áp dụng trong điều trị viêm tai tái phát. Bác sĩ cũng khuyến cáo cha mẹ nên tiêm vắc xin đầy đủ cho trẻ dưới 2 tuổi qua các mốc 2, 4, 6 tháng và từ 12-15 tháng. Cha mẹ lưu ý phòng ngừa viêm tai giữa cho con bằng cách:
– Hạn chế tiếp xúc với nhiều trẻ để ngăn các bệnh liên quan đến đường hô hấp là nguyên nhân gây viêm tai giữa tái phát thường xuyên.
– Không để trẻ phải tiếp xúc với khói thuốc lá nếu không muốn trẻ bị nhiễm trùng tai liên tục và nặng hơn.
– Không tự ý mua các loại kháng sinh về tự chữa viêm tai cho trẻ mà cần cho trẻ đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để thăm khám tình trạng và uống thuốc theo kê đơn.