Lần đầu tiên mang thai với bất cứ người phụ nữ nào cũng xen lẫn cảm giác vui mừng, hồi hộp nhưng cũng không kém phần lo lắng. Dưới đây là những thông tin về mang thai lần đầu và những điều cần biết giúp các chị em chủ động hơn với sự thay đổi của cơ thể, cũng như các hoạt động trong thời gian này.
1. Chuẩn bị mang thai lần đầu mẹ cần những gì?
– Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng mẹ đang mang thai bằng cách thử que thử thai tại nhà. Thường thì sau khi có thai khoảng 1 tuần test bằng que thử thai cho kết quả khá chính xác.
– Chuẩn bị bổ sung đầy đủ các loại vitamin khi mang thai.
– Kiểm tra sức khỏe kĩ càng cho cả vợ cả chồng trước khi chuẩn bị mang thai lần đầu.
– Lựa chọn trước các địa chỉ khám thai uy tín để tiến hành thăm khám định kỳ
– Nếu bạn đang sử dụng bất kì loại thuốc nào thì hãy dừng ngay trước khi có thai hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
– Hãy chắc chắn rằng mẹ không sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia hay hút thuốc lá khi mang thai.
– Tránh xa các loại thực phẩm không an toàn và bổ sung các loại thực phẩm mang lại nhiều dưỡng chất.
2. Mang thai lần đầu bao nhiêu tuần thì sinh?
Dù là mang thai lần đầu hay lần thứ bao nhiêu thì thời gian chuẩn nhất đến khi sinh là khoảng từ 38-42 tuần. Thời gian mang thai còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người chứ không nhất thiết đúng 9 tháng 10 ngày như bình thường.
Ngoài ra, một số yếu tố như tâm lý, sức khỏe thai nhi cũng có thể khiến thời gian mang thai ngắn hoặc dài hơn bình thường. Còn với mang thai lần đầu bao nhiêu tuần thì sinh sẽ có thể sớm hơn bình thường từ 1-2 tuần. Vì thế các mẹ mang thai lần đầu nên chuẩn bị sẵn sàng tư thế vì rất có thể con chào đời sớm hơn.
Dưới đây là một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết mình sắp sinh:
– Bụng bắt đầu trễ hẳn xuống
– Cổ tử cung có dấu hiệu giãn nở mạnh
– Cơ thể ngừng tăng cân
– Lúc nào cũng thấy mệt mỏi, uể oải
– Bị tiêu chảy, vỡ nước ối
…
3. Mang thai lần đầu nên ăn gì và cần kiêng những gì?
Mang thai lần đầu là khoảng thời gian mà mẹ và gia đình cần cẩn trọng trong mọi việc. Ngay cả thực phẩm bổ sung hằng ngày cũng cần được kiểm tra kĩ càng. Vậy mang thai lần đầu nên ăn gì và cần kiêng những gì?
– Một số thực phẩm mẹ nên bổ sung trong lần mang thai đầu tiên:
- Những thực phẩm giàu axit folic: đây là loại dưỡng chất có vai trò rất quan trọng nhất trong việc phát triền toàn diện bào thai nhất là hệ thần kinh. Vì thế mà tổ chức Y tế thế giới phải khuyến cáo phụ nữ trong độ tuổi sinh sản rất cần bổ sung chất dinh dưỡng này để giảm thiểu nguy cơ dị tật ở trẻ như hở hàm ếch, sứt môi, thoát vị não, hở đốt sống,… Trung bình phụ nữ có thai cần khoảng 400-600mcg axit folic mỗi ngày. Chất này thường có trong các loại rau xanh màu đậm như rau dền, các loại thịt gia cầm, gan, ngũ cốc, hạt đậu, các loại hoa quả như cam, quýt, bưởi,…
- Thực phẩm giàu canxi: giúp mẹ củng cố thêm hệ thống xương lại giúp xương trẻ phát triển vững chắc. Trong giai đoạn mang thai lần đầu, nếu mẹ không bổ sung đủ canxi thì bé có thể bị còi cọc, thấp lùn, các dị tất khác về xương,… Trung bình, mẹ bầu cần từ 800-1000mg canxi và sẽ tăng dần trong thời gian tiếp. Những thực phẩm giàu canxi mà chị em có thể bổ sung bao gồm: tôm, cua, sữa bò, sữa dê, các loại củ quả như cà rốt, hạt vừng,…
- Ngoài ra, các mẹ cũng đừng quên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu protetin, vitamin và khoáng chất khách để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con phát triển khỏe mạnh nhất nhé.
– Mang thai lần đầu cần kiêng những gì? Đây là điều mà các mẹ cũng cần hết sức lưu ý để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Một số thực phẩm cần kiêng cữ bao gồm:
- Thực phẩm chưa chín, chưa sôi, chưa được tiệt trùng đảm bảo
- Những thực phẩm đã bị nhiễm độc
- Thực phẩm có chứa nhiều chất bảo quản như đồ ăn đóng hộp, đóng gói, đồ ăn nhanh,…
- Một số loại rau củ quả cũng cần kiêng kị bao gồm: rau sam, rau răm, rau ngót, đu đủ, dứa,… vì chúng có nguy cơ gây xảy thai.
4. Tiêm uốn ván khi mang thai lần đầu
Uốn ván là bệnh lý cực kì nguy hiểm gây tỉ lệ tử vong cao ở trẻ. Vì thế việc tiêm uốn ván khi mang thai được khuyến cáo bắt buộc để phòng bệnh cho cả mẹ và bé. Mẹ có thể yên tâm là tiêm phòng uốn ván không hề ảnh hưởng gì đến thai nhi ngoài khả năng phòng ngừa uốn ván cho con.
Tiêm uốn ván khi mang thai lần đầu với mũi tiêm đầu tiên là khi thai nhi đủ 24 tuần. Mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm đầu khoảng 1 tháng. Sau khi tiêm thì mẹ bầu có thể bị đau tay do tác dụng phụ của thuốc nhất là sau mũi tiêm thứ 2. Nên không cần quá lo lắng, cơn đau sẽ tự dịu đi hoặc có thể chườm đá để giảm đau.
Để tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần đầu, mẹ có thể đến các trung tâm y tế dự phòng, trung tâm tiêm chủng để tiến hành.