Vì thời gian không cho phép nên không phải lúc nào mẹ cũng có thể cho con bú trực tiếp được. Trong một số trường hợp mẹ phải vắt sữa ra bình và bảo quản để trẻ có thể bú cả ngày mà không bị đói khi không có mẹ. Sau khi vắt thì sữa mẹ để ngoài bao lâu vẫn có thể cho bé dùng được trước khi nó không còn an toàn với bé.
Sữa mẹ để ngoài bao lâu thì vẫn cho bé bú được?
Không phải ai cũng có đủ nguồn sữa dồi dào cho con nên chỉ một giọt sữa cũng không thể bị lãng phí. Nhưng trường hợp mẹ để quên sữa ở ngoài thì sao? Sữa mẹ để ngoài bao lâu thì vẫn dùng được trước khi nó không còn an toàn cho bé nữa?
Theo các chuyên gia thì sữa mẹ khi vừa vắt ra với nhiệt độ ngoài trời khoảng 37°c thì chỉ có thể để ở ngoài không quá 30 phút là sữa bắt đầu có mùi chua. Sữa có thể để ở nhiệt độ phòng trong khoảng 25,5°c từ 4-6 giờ và phải được đựng trong hộp kín. Còn sữa sau khi vắt được bảo quản bởi túi lạnh cách nhiệt trong ngăn đã thì có thể sử dụng tối đa trong vòng 24h. Sữa vắt để trong tủ lạnh có thể bảo quản từ 72 giờ đến 8 ngày. Còn sữa được lưu trữ trong tủ đông thì có thể để được từ 3-6 tháng, với tủ đông chuyên dụng có thể lên đến 12 tháng.
Vấn đề có thể gặp phải khi mẹ để sữa ở ngoài quá lâu?
Nếu như sữa mẹ để ở ngoài lâu hơn so với khoảng thời gian đã được nhắc đến ở trên sẽ làm mất đi hàm lượng chất dinh dưỡng như vitamin C. Sữa mẹ cũng có những sự thay đổi để phù hợp với sự phát triển của bé. Vì thế việc để sữa lưu trữ quá lâu sẽ không còn cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết với sự biến đổi này nữa.
Trường hợp mẹ cho bé bú sữa được vắt ra bình mà còn thừa lại có nên sử dụng cho lần bú tiếp theo không thì các chuyên gia khuyên bạn nên bỏ phần sữa mẹ còn sót lại này. Vì sau khi bé ăn thì có khả năng đã bị nhiễm vi khuẩn từ miệng bé.
Sữa mẹ để ngoài bao lâu vẫn an toàn cho bé bú đã có thời gian cụ thể được khuyên như trên. Nhưng các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cũng như đảm bảo sức khỏe cho bé thì mẹ nên bảo quản sữa ở ngăn mát tủ lạnh trong vòng 18-24 giờ là tốt nhất.
Hướng dẫn bảo quản sữa cho trẻ đúng cách
Dưới đây là những gì bạn cần biết về việc bảo quản sữa cho bé như thế nào đúng cách:
– Để hạn chế tối đa vi khuẩn có thể xâm nhập vào sữa mẹ thì mẹ cần duy trì một số điều kiện đảm bảo như luôn rửa tay sạch sẽ, bình bơm sữa và các bộ phận của bình trước khi bơm sữa và lưu trữ sữa, cũng có thể dùng túi đựng một lần.
– Sữa sau khi vắt xong mà không cho bé dùng ngay thì cần bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Nhiệt độ của tủ lạnh sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
– Khi cho bé bú bình đã được bảo quản đông lạnh thì cần làm tan sữa mẹ dưới vòi nước ấm hoặc để trong một bát nước ấm. Hoặc có thể để từ ngăn đông lạnh sang ngăn mát trong vòng 12 giờ cũng có thể làm tan sữa. Tuy nhiên, khi làm tan sữa chỉ nên sử dụng trong vòng 24 giờ chứ không thể để lâu hơn được. Lưu ý không làm tan sữa bằng cách để bên ngoài cho tự tan vì điều này có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại phát triển. Cũng không được sử dụng lò vi sóng để làm tan sữa đông lạnh vì nó có thể làm bỏng miệng trẻ và làm mất đi chất dinh dưỡng còn lại của sữa.
Thận trọng: Không làm tan sữa mẹ bằng cách để nó ở nhiệt độ phòng vì điều đó có thể cho phép vi khuẩn có hại phát triển. Và không bao giờ sử dụng lò vi sóng để làm tan sữa mẹ đông lạnh vì nó có thể tạo ra các điểm nóng, có thể làm bỏng miệng bé. Nó cũng phá hủy một số lợi ích dinh dưỡng của sữa.
– Nên bảo quản sữa mẹ trong các chai thủy tinh hoặc nhựa có nắp đậy kín hoặc dùng túi nhựa một lần. Nếu sữa được bảo quan trên ngăn đông lạnh thì nên để sữa cách xa miệng chai một khoảng để khi làm nóng có thể nhìn thấy bọt khí nổi lên. Không nên để trữ quá nhiều sữa cùng lúc mà chỉ trữ đủ cho bé dùng trong một hôm là tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên thử nghiệm xem bé có chịu uống sữa làm ấm sau khi để tủ lạnh không. Vì nhiều trẻ không thích nghi được với mùi hơi giống xà phòng của sữa sau khi làm tan.