Tại sao chân bé bị cong? Liệu có bị cong vĩnh viễn sau này không?

0
25
chan-be-bi-cong

Có rất nhiều trường hợp trẻ sinh ra với chân hơi cong một chút. Đây có thể là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nhưng lý do vì sao chân bé bị cong như vậy? Liệu có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ sau này và có bị cong vĩnh viễn hay không?

1. Tại sao chân bé bị cong? Đây có phải là biểu hiện bất thường?

Bạn có thể kiểm tra chân bé bị cong bằng cách, khi bé nằm hãy giữ hai chân bé thẳng nhau sao cho mắt cá chân sát vào với nhau. Khi này, bé bị cong chân thì hai đầu gối sẽ ở xa nhau mà không thể sát lại với nhau và có thể dễ dàng nhìn thấy khi cho trẻ đứng. Vậy chân bé bị cong có phải là biểu hiện bất thường hay không?

chan-be-bi-cong

Đầu tiên, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì đây là tình trạng rất bình thường ở trẻ sơ sinh. Theo các chuyên gia thì đa số trẻ sơ sinh khi sinh ra chân đều bị cong. Lý do là vì thời gian phát triển thai nhi trong tử cung, thai nhi bị cuộn tròn lại do tử cung không thể đủ chỗ để thai nhi nằm duỗi thẳng bình thường. Tình trạng này có thể tự hết sau khi trẻ biết đi thường là sau 6-12 tháng và sau khi chân bé bắt đầu giảm trọng lượng.

2. Những trường hợp chân bé bị cong mà cha mẹ cần lưu ý

Mặc dù với trẻ sơ sinh chân bị cong là bình thường, không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên cũng không loại trừ một số trường hợp đặc biệt mà cha mẹ cần lưu ý và cho trẻ đi khám sớm. Đó là khi trẻ có những biểu hiện sau:

– Xương chân của trẻ bị cong không đều nhau

– Vòng chân cong quá mức

– Chân ngày càng cong theo thời gian mà không có dấu hiệu dừng lại

– Trẻ cảm thấy đau khi bước đi, không chịu tập đi

– Chân chỉ bị cong một bên và có dấu hiệu cong thêm theo thời gian thay vì ngừng lại

– Trẻ bị đau đầu gối, đau hông mặc dù không có bất kỳ chấn thương nào

– Trẻ đã đến tuổi đi đứng vững vàng nhưng lại không thể đứng thẳng, đi đứng có vấn đề như đi khập khiễng.
Đừng bỏ qua bất cứ dấu hiệu nào bất thường, việc phát hiện sớm những triệu chứng này có thể ngăn ngừa được những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của trẻ.

3. Cha mẹ cần làm gì khi chân bé bị cong?

Như đã nói ở trên thì trường hợp chân bé bị cong với trẻ dưới 2 tuổi thì không quá quan trọng trừ những trường hợp chân bị cong biến dạng quá mức thì các trường hợp còn lại sẽ tự khắc phục khi bé lớn lên. Với những trường hợp trẻ đã trên 2 tuổi nhưng vấn đề chân cong vẫn tồn tại thì có thể là do bệnh tật hoặc trẻ mắc chứng rối loạn tăng trưởng xương. Lúc này, cần phải can thiệp nẹp cố định hoặc phẫu thuật để điều trị.

Để tránh những trường hợp bé bị cong chân vĩnh viễn thì cha mẹ cần đảm bảo đủ lượng vitamin D cần cung cấp cho trẻ. Lưu ý, không bỏ qua bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Nên cho trẻ đi khám nhi khoa định kì, nhất là các trẻ có dấu hiệu ban đầu thì cần theo dõi sát xao tránh trường hợp khi xương đã đến thời kì không phát triển thì sẽ rất khó khăn cho việc điều trị. Chân bé bị cong kể từ sau khi trẻ 2 tuổi mà không được điều trị có thể dẫn đến những hệ lụy sau này như hai chân không bằng nhau, đi khập khiễng, chân cao chân thấp, khó khăn trong việc di chuyển, dị tật ở chân,…. Vì thế, cha mẹ đừng nên chủ quan sẽ khiến trẻ chịu thiệt thòi sau này.

Tình trạng chân bé bị cong không quá lo ngại nhưng cũng không thể chủ quan trong nhiều trường hợp. Điều quan trọng là cha mẹ cần theo dõi và quan tâm đến sự phát triển của trẻ. Với những dấu hiệu bất thường cần được điều trị hoặc xem xét bởi một bác sĩ, vì nếu không chữa trị, nó có thể dẫn đến những ảnh hưởng sau này đến đôi chân của trẻ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here