Rốn trẻ sơ sinh là phần còn lại của dây rốn của trẻ sau sinh. Khi bé sinh ra, dây rốn sẽ được cắt đi và phần gốc còn lại sẽ nằm trên bụng bé tạo thành lỗ rốn. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi khiến mẹ lo lắng không biết con có bị sao không?
Nguyên nhân nào dẫn đến rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi
Trường hợp rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi khá phổ biến cho đến khi rốn trẻ rụng hoàn toàn. Thời gian này kéo dài từ 24-48 giờ sau khi cắt dây rốn.
Tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi khá phổ biến trước khi trẻ rụng dây rốn
Mẹ cần biết những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi sau khi rụng dây rốn như sau:
1. Do vệ sinh kém
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì lỗ rốn của trẻ có chứa đến 70 loại vi khuẩn khác nhau. Các loại nấm và vi trùng khác cũng rất dễ mắc lại. Vì thế rốn trẻ trở thành môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn, nấm phát triển. Những vi khuẩn, kí sinh trùng này chủ yếu tích tụ từ da chết, bụi bẩn, mồ hôi,… mắc kẹt vào rốn và tạo ra mùi hôi khó chịu giống như khi bạn vận động mạnh trong thời gian dài khiến cơ thể tiết mồ hôi cũng rất khó chịu. Trẻ có lỗ rốn càng sâu thì vi khuẩn càng dễ tích tụ bên trong.
Kết quả của quá trình tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn trong rốn trẻ là gây ra những mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, may mắn là trường hợp này không gây nguy hiểm gì và mẹ hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách vệ sinh lỗ rốn cho trẻ thật kĩ càng mỗi khi tắm.
2. Do nhiễm khuẩn
Trường hợp rốn trẻ lâu không rụng kèm theo bị ướt và có mùi hôi kéo dài, có vết sưng, chảy mủ thì có thể rốn trẻ đang bị nhiễm khuẩn. Trường hơp này cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để giải quyết vì có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiêu hóa và sức khỏe của trẻ.
3. Do bị hoại tử rốn
Triệu chứng khi trẻ bị hoại tử rốn đó là rốn rụng sớm, ban đầu bị sưng đỏ sau đó chuyển sang thâm tím, có hiện tượng chảy mủ (có thể kèm theo máu). Khi trẻ có những dấu hiệu này, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì trường hợp này rất nguy hiểm, có thể gây tử vong cho trẻ nếu không cứu chữa kịp thời.
Làm cách nào để giữ cho rốn trẻ sạch sẽ không còn mùi hôi
Để tránh tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi thì mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
– Luôn giữ cho rốn của trẻ được sạch sẽ và khô ráo cho đến khi rốn rụng. Khi rửa ráy cho trẻ cần đảm bảo dây rốn không được dính nước. Mỗi lần tắm xong có thể vệ sinh dây rốn bằng cách dùng khăn mỏng và sạch, lau nhẹ nhàng xung quanh cuống rốn .
Mẹ cần lưu ý cách vệ sinh rốn cho trẻ
– Nên tắm bằng nước đun sôi để nguội, không băng rốn hay dùng bất cứ thứ gì che phần rốn của bé lại. Điều này không những không có hiệu quả mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây mùi hôi khó chịu và làm rốn trẻ bị viêm nhiễm.
– Các chuyên gia cũng khuyên mẹ nên để rốn bé rụng tự nhiên, không áp dụng bất kỳ biện pháp nào để tác động đến việc rụng rốn của trẻ. Không nên tự ý điều trị khi rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi mà cần có sự thăm khám, tư vấn và chỉ định từ bác sĩ, tránh làm tổn thương rốn của trẻ.
Vấn đề tại sao rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi là điều hết sức bình thường trước thời gian bé rụng rốn. Còn sau thời gian này, chủ yếu là do việc vệ sinh rốn cho trẻ chưa được sạch sẽ, các mẹ cần lưu ý những điều trên để xử trí khi gặp phải trường hợp này.