Không ít chị em rơi vào tình trạng lo lắng khi phát hiện sữa có mùi tanh. Vì không hiểu rõ nguyên nhân tại sao sữa mẹ tanh và liệu có ảnh hưởng gì đến bé không nên không dám cho con bú. Vậy tình trạng này có nguyên nhân do đâu và có cách nào để khắc chế vấn đề?
1. Tại sao sữa mẹ tanh?
Trước hết các mẹ không nên quá lo lắng khi phát hiện sữa có mùi tanh như cá vì đây có thể do sự tác động của một số yếu tố gây mùi. Tất nhiên sữa mẹ không hề giống nhau về hương vị hay mùi sữa ở mỗi người. Nó phụ thuộc khá nhiều vào chế độ ăn uống, cách bảo quản sữa của mẹ hay trong thời gian cho con bú mẹ có phải sử dụng loại thuốc nào không. Những điều này đều có thể ảnh hưởng tới mùi vị của sữa. Vậy tại sao sữa mẹ tanh?
– Do thức ăn: đây là yếu tố hàng đầu có thể gây ra mùi tanh ở sữa mẹ. Những thực phẩm mà mẹ bổ sung trong thời gian mang thai hay cho con bú hoàn toàn có thể làm thay đổi mùi và hương vị của sữa mẹ. Đây cũng là lý do vì sao trong thời gian cho con bú, mẹ cũng cần phải kiêng cữ nhiều loại thực phẩm như khi mang thai. Và một trong số những thực phẩm khiến sữa mẹ có mùi tanh đó chính là cá. Cá là thực phẩm rất tốt cho thai phụ vì nó giúp bổ sung omega3, DHA và EPA rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Ngoài ra, cá cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, mọi việc chỉ dừng lại ở mức độ phù hợp, khi mẹ ăn quá nhiều cá (nhiều hơn 2 bữa/tuần) thì đó lại chính là nguyên nhân khiến cho sữa bị mất mùi vị và có mùi tanh khó chịu.
– Do thuốc: một số loại thuốc có thể dẫn đến mùi tanh đặc trưng như dầu cá.
– Do cách bảo quản sữa: ngoài những yếu tô trên thì cách bảo quản cũng có thể ảnh hưởng đến mùi của sữa mẹ và khiến cho sữa mẹ có mùi tanh như cá. Nhưng tại sao điều này lại khiến sữa mẹ tanh. Đó là do nếu sữa được lưu trữ trong tủ lạnh hoặc nhiệt độ phòng thì sữa sẽ bắt đầu hoạt động thành các lớp riêng biệt. Điều này có nghĩa là sữa mẹ đã bắt đầu kém chất lượng hơn. Vì thế tốt nhất không lên lưu trữ sữa lâu và nên lắc lên một chút trước khi cho bé bú.
– Do việc làm đông và rã đông sữa: điều này có thể ảnh hưởng đến cả hương vị và mùi của sữa mẹ. Sau khi sữa rã đông sẽ để lại mùi khó chịu, nhưng điều này là khá bình thường vì chất lipase có trong sữa có thể phân hóa thành mùi chua và tạo ra phần bọt nổi lên. Nhưng bạn có thể yên tâm là nó không hề gây hại gì cho bé.
– Ngoài ra, tại sao sữa mẹ tanh còn có thể do mẹ không vệ sinh kĩ càng bầu ngực khiến cho mồ hôi và các chất bẩn, da chết tích tụ tạo ra mùi hôi tanh khó chịu lây cho sữa khi trẻ bú.
Có một số yếu tố tại sao sữa mẹ tươi có mùi như cá đặc biệt là với yếu tố số một mà bạn vừa đọc. Hy vọng tất cả lời giải thích này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mùi và vị sữa mẹ.
2. Sữa mẹ tanh phải làm sao khắc phục khử sạch mùi?
Trước tiên, mẹ cần để ý và tìm nguyên nhân vì sao mà sữa mình lại có mùi tanh như vậy. Sau đó, để giải quyết triệt để tình trạng này thì mẹ cần lưu ý:
– Vệ sinh bầu ngực sạch sẽ, thường xuyên để tránh các tác nhân gây mùi khó chịu làm ảnh hưởng tới mùi vị sữa của mẹ. Ngoài ra, nó còn loại bỏ các loại vi khuẩn có thể xâm nhập khi bé bú trực tiếp ti mẹ. Khi vệ sinh bầu ngực và núm vú, mẹ cũng cần lưu ý nên rửa bằng nước sạch, tránh dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa hóa học. Sau mỗi lần bé bú thì mẹ có thể thoa chút sữa lên núm và quầng vú để bảo vệ da không bị ẩm và nhiễm trùng.
– Điều chỉnh lại chế độ ăn uống: nếu nguyên nhân sữa bị tanh do chế độ ăn uống thì chắc chắn là mẹ cần điều chỉnh để cân bằng các loại thực phẩm mà vẫn đảm bảo nguồn sữa thơm ngon, dinh dưỡng cho con. Chế độ ăn uống của mẹ nên bổ sung các loại rau xanh, tăng cường chất xơ, các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp sữa dậy mùi thơm hơn. Mẹ cũng cần uống nhiều nước và những thực phẩm, đồ uống giúp lợi sữa, đảm bảo nguồn sữa dồi dào và thơm ngon hơn. Nên hạn chế những đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, các loại đồ ăn nhanh, nhiều chất bảo quản, đồ ngọt,…
– Trong trường hợp mẹ muốn bảo quản sữa cho bé dùng thì cần đảm bảo tuân thủ đúng các bước, quy trình trữ đông. Thường xuyên kiểm tra mùi vị của sữa trước khi đem đông lạnh, bảo quản (thường cứ 5 ngày lại kiểm tra sữa 1 lần). Đun nóng lại sữa mẹ sau khi rã đông đến khi thấy sủi bọt nhỏ lăn tăn quanh nồi là được.
Nguyên nhân tại sao sữa mẹ tanh chủ yếu xuất phát từ những lý do trên đây. Mẹ chỉ cần chú ý làm theo hướng dẫn khi cho con bú hay cách bảo quản sữa thì sẽ nhanh chóng khử hết mùi tanh, trả lại dòng sữa thơm ngon cho bé.