Trẻ khóc khi bú nguyên nhân vì sao? Mẹ cần làm gì khi trẻ khóc?

0
26
tre-khoc-khi-bu

Trẻ khóc khi bú thật sự là cơn ác mộng đối với nhiều bà mẹ. Bài viết sau đây sẽ giải thích rõ nguyên nhân vì sao trẻ trong và sau khi bú lại khóc. Lời khuyên cho mẹ liệu khi trẻ khóc có nên dỗ hay không?

Nguyên nhân vì sao trẻ khóc khi bú?

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng được các chuyên gia đánh giá không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho bé hiệu quả nhất mà còn là một trong những cách tốt nhất để gắn kết với con nhỏ. Tuy nhiên, đôi khi việc cho trẻ bú lại mang lại những trải nghiệm không mong muốn ví dụ như trẻ khóc khi bú. Điều này thật sự trở thành cơn ác mộng với nhiều bà mẹ. Vậy nguyên nhân vì sao dẫn đến tình trạng này? Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến trẻ khóc khi bú:

– Do dòng chảy của sữa mẹ khi bé bú có thể quá nhanh hoặc quá chậm gây khó chịu và khiến bé quấy khóc để thể hiện sự khó chịu này. Trường hợp bé bị ho hoặc nôn sau khi mẹ cho bú thì có thể dòng chảy của sữa đang quá chậm. Trường hợp trẻ kéo ti ra, cong lưng né khỏi ngực bạn thì có nghĩa là dòng chảy của sữa đang quá nhanh. Bạn có thể nén ngực để giảm bớt dòng chảy của sữa.

– Bé khó tự thoát khí ra khỏi cơ thể: trẻ khóc khi bú có thể là do bé muốn ợ hơi hay truyền khí trong cơ thể ra ngoài mà không được. Vì thế khi chuyển cho bé ti từ bên này sang bên kia thì mẹ nên đưa bé lên vai và xoa nhẹ lưng cho bé dễ thoát hơi. Mẹ cũng nên để ý bỉm tả của trẻ cho thoáng khí một chút, giúp bé dễ thoát hơi hơn.

– Trẻ bị phân tâm khi bú: khi trẻ từ ba tháng tuổi trở nên thì đã bắt đầu chú ý về sự vật xung quanh và rất dễ bị phân tâm. Khi cho bé bú nếu đột nhiên nghe thấy tiếng động mạnh xung quanh có thể khiến bé tò mò và nhả ti. Lúc này, những cố gắng để giúp bé ti lại có thể khiến bé khó chịu và quẩy khóc.

tre-khoc-khi-bu

– Trẻ mọc răng: trẻ sẽ quấy khóc nhiều hơn khi bú trong thời kì bắt đầu mọc răng. Lý do là vì bé phải chịu đau đớn khi răng trồi lên trên nướu.

– Bé bị tưa miệng: đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiển trẻ khóc khi bú. Tưa miệng là tình trạng gây đau đớn cho bé nhất là khi bú. Vì vậy, nếu thấy trẻ khóc dữ dội khi cho bú thì bạn nên nghi ngờ triệu chứng này và đưa trẻ đi khám y tế sớm nhất có thể.

– Bé đang cảm thấy mệt mỏi: điều này có thể khiến bé quấy khóc trong hoặc sau khi bú. Lúc này, đừng cố gắng ép trẻ ngậm ti mà hãy vỗ về an ủi rồi mới cho bé ăn và ngủ.

– Mũi bé đang bị tắc: điều này có thể gây khó thở khi trẻ bú mẹ. Em bé sẽ phải dừng lại liên tục để thở khi bú. Điều này là vô cùng khó chịu. Ngoài ra, tư thế cho bú của mẹ cũng có thể vô tình chèn đường thở ở mũi của bé và khiến bé cảm thấy khó chịu.

Mẹ cần làm gì trong trường hợp trẻ khóc khi bú?

Dưới đây là một số điều mẹ cần làm để hạn chế trường hợp trẻ khóc khi bú:

– Thử tập cho bé bú khi có dấu hiệu buồn ngủ. Đây là ý tưởng khá hay ho, mẹ có thể cho bé bú trước hoặc sau khi ngủ dậy, bú vào thời gian nghỉ trưa. Vì bé khi buồn ngủ là lúc tinh thần trấn tĩnh, yên bình và có thể quên đi những tác động khiến cho bé dễ quấy khóc.

– Không nên ép buộc trẻ bú khi khóc. Điều này có thể khiến trẻ càng khóc dữ dội và khó nín hơn.

– Thử thay đổi tư thế cho bé ti vì có thể ở tư thế hiện tại bé cảm thấy không thoải mái. Việc thay đổi tư thế mới có thể phù hợp hơn và khiến bé dễ chịu hơn khi bú mẹ.

– Bé quấy khóc khi bú có thể khiến cho bạn cảm thấy mất bình tĩnh và dễ nóng giận. Lúc này, mẹ cần trấn tĩnh, hít thở sâu. Có thể nhờ người khác giỗ bé, giúp bé trấn tĩnh và thôi khóc. Điều này cũng tránh được những cảm nhận về sự căng thẳng mà bạn đang thể hiện.

– Nếu bé khóc không chịu ti thì bạn có thể vắt sữa ra bình cho trẻ nhưng lưu ý hạn chế nhất là với trẻ dưới 6 tháng tuổi.

– Đổi bên ti hoặc thay đổi môi trường khi cho bé ăn cũng là cách hiệu quả. Hãy cho bé ti ở nơi yên tĩnh, có ánh sáng mờ hoặc tối sẽ giúp trẻ ti ngoan hơn hoặc cho bé bú khi tắm vì hầu hết các trẻ đều rất thích tắm.

Những lời khuyên trên đây có thể giúp ích rất nhiều cho các mẹ đang cảm thấy căng thẳng và stress vì trẻ khóc khi bú liên tục. Nếu tình hình không cải thiện, mẹ có thể xin ý kiến tư vấn từ các bác sĩ nhi khoa để an tâm hơn nhé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here